Lâm Đồng: Cảnh báo giả danh cán bộ công an để lừa đảo
Tết đến câu chuyện lì xì rất được quan tâm. Thậm chí, nhiều người còn xem đây là việc quan trọng nên hình thức phải chỉnh chu. Trước tết, họ chịu khó đi đổi tiền mới, tìm mua những bao lì xì độc đáo để tặng người thân, bạn bè. Thông thường, từ mùng 1 tết, mọi người sẽ lì xì nhau trong lần gặp mặt đầu tiên. Việc lì xì đầu năm không chỉ diễn ra tới mùng 3 tết mà có thể kéo dài nhiều ngày sau đó. Trong không khí rộn ràng của năm mới, những bao lì xì rực rỡ màu sắc với những lời chúc tốt đẹp tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, thịnh vượng. Vì vậy, không chỉ các em nhỏ mà đôi khi người lớn cũng thích nhận lì xì. Theo truyền thống xưa, quà lì xì thường là tiền mặt, gồm 1 tờ tiền chẵn và vài đồng bạc lẻ với ý nghĩa cho sự sinh sôi, nảy nở. Phong bì không nhiều tiền vì mang giá trị tinh thần là chính. Tuy nhiên, tết nay, bên cạnh việc lì xì bằng tiền mặt hay chuyển khoản thì nhiều người còn lì xì bằng vé số. Anh Sơn Hoài Thanh (33 tuổi, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) cho biết những ngày đầu năm, anh đi chúc tết rất nhiều nhà, dòng họ và cả những bạn bè xã giao. Nhiều em nhỏ ra khoanh tay, lễ phép thưa và gửi lời chúc mừng năm mới. Những tình huống như vậy, nếu không lì xì sẽ rất ngại. Vì vậy, để không bị khó xử, anh chuẩn bị rất nhiều tờ vé số để tặng và xem đó như là một món quà lì xì."Nếu chỗ nào cũng lì xì thì chắc cháy túi. Đáng nói là bây giờ mà lì xì 10.000, 20.000 đồng là bị chê ít ngay. Tôi thấy lì xì bằng vé số cũng lịch sự, ý nghĩa, thử vận may cũng hay. Biết đâu may mắn trúng giải thì số tiền lớn hơn gấp nhiều lần", anh Thanh nói.Tuy nhiên, theo chị Lưu Kiều Loan (37 tuổi, ngụ H.Long Mỹ, Hậu Giang) thì có vẻ người nhận không mấy hào hứng khi được lì xì bằng vé số. Vì vậy, mỗi khi tết đến, chị Loan tính lại số lượng con cháu trong dòng họ để chuẩn bị lì xì bằng tiền mặt. Tùy vào độ tuổi và mức độ thân thiết, chị sẽ lì xì 50.000, 100.000 đồng. "Nhiều lúc mình vừa lì xì xong là các cháu mở ngay tại chỗ xem bao nhiêu. Cũng có các anh chị lì xì bằng vé số nhưng tôi thấy các cháu chẳng thèm cất vào túi mà vứt đại trên bàn. Có vẻ các cháu chỉ thích món quà kiểu "mì ăn liền" hơn là những tờ vé số", chị Loan nói.Trong khi đó, chị Lưu Thị Mỹ (35 tuổi, H.Long Mỹ, Hậu Giang), cho rằng việc lì xì bằng vé số thì "có cũng như không" vì xác suất trúng không nhiều. Thay vì mua 2 tờ vé số thì lấy 20.000 đồng lì xì cho trẻ nhỏ sẽ thiết thực hơn. Chị Mỹ bộc bạch: "Bây giờ lì xì cũng phải có qua có lại. Con tôi nhận bao nhiêu thì ghi nhớ đó, để bữa gặp con cháu người ta lì xì lại. Chỉ có thể lì xì bằng hoặc cao hơn, không thể thấp hơn dễ bị đánh giá là không biết điều. Nhưng chả lẽ người ta lì xì vé số rồi mình mua vé số lì xì lại. Tôi nghĩ nên cứ giữ phong tục lì xì bằng tiền mặt, để sau tết còn mua được sữa, quần áo, dụng cụ học tập cho con". Với anh Lê Trọng Phúc (24 tuổi, ngụ H.Long Mỹ, Hậu Giang), trong Tết Nguyên đán, việc lì xì mang ý nghĩa tinh thần là chính, không nên đặt nặng quá về mặt giá trị và hình thức. Lì xì bằng vé số cũng có cái hay riêng với người lớn, nhưng đúng là có vẻ không phù hợp với sở thích và mong mỏi của các em nhỏ."Người lớn sẽ vui vẻ nhận những tờ vé số hơn là tiền mặt. Bởi cách lì xì này bất ngờ, mang ý nghĩa thử vận may trong những ngày đầu năm. Tuy nhiên, nếu có người lì xì các em nhỏ bằng vé số thì các phụ huynh cũng nên dặn con cái sự trân trọng, biết ơn. Bởi người ta có lòng mới chuẩn bị lì xì cho mình", anh Phúc bày tỏ.Đánh giá ưu và nhược điểm của Ford Ranger Wildtrak 2.0 bi-turbo 2018
Những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng bên phải là đầy hơi, chướng bụng. Đầy hơi sẽ gây đau ở giữa và bên trái bụng, đôi khi lan qua bên phải bụng. Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, cải Brussels hay đậu, sẽ dễ gây đầy hơi, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngoài ra, đau bụng bên phải có thể do những nguyên nhân sau:Đau nhức bên phải bụng có là do căng cơ. Một số bài tập như gập bụng, chạy bộ sẽ tác động nhiều đến cơ hoành và dẫn đến cảm giác đau nhức ở vùng bụng bên phải. Để giảm nguy cơ đau nhức này, người tập nên khởi động bằng cách nhảy cóc hay chạy bộ nhẹ nhàng để tạo kích thích vừa phải cho cơ hoành trước khi tập.Thoát vị có thể xảy ra ở vùng bụng bên phải và gây đau. Đây là tình trạng mà các cơ quan, mô trong cơ thể nhô ra ngoài do một vị trí bị rò nào đó trên thành bụng. Cơ quan bị thoát vị ở vị trí này thường là ruột hay mỡ.Thoát vị có thể xảy ra do thừa cân, di truyền hay qua vết mổ phẫu thuật trước đó. Các triệu chứng của thoát vị là xuất hiện cục u, lồi ở vị trí thoát vị, đau nhức, sưng và căng tức.Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau dữ dội ở vùng bụng bên phải là viêm ruột thừa. Bụng bên phải là vị trí của ruột thừa. Cơn đau thường bắt đầu từ rốn, sau đó di chuyển đến nửa dưới của vùng bụng bên phải.Ngoài đau bụng, viêm ruột thừa còn gây sốt, buồn nôn, ói mửa, đầy hơi, tiêu chảy, tiểu buốt, mệt mỏi và nhiều triệu chứng khác. Nếu không can thiệp kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ. Bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp nội soi và thuốc kháng sinh.Phụ nữ có một buồng trứng ở mỗi bên tử cung. U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất dịch hình thành trên hoặc trong buồng trứng. Nếu u nang xuất hiện ở buồng trứng bên phải thì có thể gây đau ở vùng bụng bên phải. Phần lớn u nang buồng trứng lành tính và tự biến mất mà không cần điều trị. Ngược lại, một số trường hợp có thể gây biến chứng, theo Healthline.
Johnny Depp 'lột xác' sau phiên tòa chống lại vợ cũ
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.
Khởi tố nhóm trộm xe cùng 81 đơn hàng của shipper ở TP.Thủ Đức
Bên cạnh những hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa dịp cuối năm khiến nhiều khách quen tiếc nuối, thời điểm này nhiều hàng quán khác ở TP.HCM tưng bừng mở cửa, khai trương.Mới đây, chị Bùi Cẩm Giang hào hứng khai trương nhà hàng buffet N'Rona nằm trong một trung tâm thương mại lớn trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8). Cách đó vài tháng, chị cũng đã khai trương nhà đầu tiên trong một trung tâm thương mại khác nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Có gần 10 năm kinh doanh hải sản ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), từ lâu chị chủ đã ấp ủ mở một nhà hàng hải sản của riêng mình và đến nay, dự định đó đã trở thành sự thật. "Thời điểm này tôi mới mở nhà hàng chủ yếu là bởi cuối cùng cũng chọn được mặt bằng ưng ý. Tôi cũng đã lựa chọn kỹ các mặt bằng khác nhau và quyết định chọn 2 nơi có vị trí đẹp để mở quán, dù giá có hơi chát", chị chia sẻ thêm.Mới mở quán, khó khăn lớn nhất của chị Giang là chưa có lượng khách quen ổn định. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh ẩm thực cuối năm có phần chậm hơn so với thời điểm bình thường theo tình hình chung.Để nhiều khách biết tới, phía nhà hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng nước, tặng hải sản cho khách tới ăn dịp cuối năm. Chị cho biết hiện tại nhà hàng phục vụ hơn 100 món ăn từ hải sản cũng như nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, tôm tích, hàu, nhum… cho khách thoải mái lựa chọn. Giá vé buffet ở đây từ 408.000 - 468.000 đồng tùy thời điểm khách ghé ăn. Mở nhà hàng ngày cuối năm là điều không dễ dàng, chị chủ cho biết nhà hàng sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách trong thời gian tới. Anh Khánh Duy (28 tuổi, ngụ Q.8) cho biết anh sống ở một chung cư gần quán buffet này. Thời gian gần đây, qua mạng xã hội, anh mới biết đến quán nên dự định sẽ cùng gia đình ghé ăn."Cuối năm, thấy khá nhiều hàng quán mới mở sôi động. Dưới chung cư nhà mình cũng có quán hủ tiếu bình dân cũng mới mở. Từ hàng quán bình dân đến nhà hàng đều rộn ràng khai trương. Mình định đến khi bớt bận sẽ cùng vợ ăn thử những quán gần nhà, quán nào ưng thì gắn bó lâu dài đỡ phải đi xa", anh cho biết.Cách đây không lâu, một nhà hàng "mới toanh" trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) chuyên bán các món ăn truyền thống Việt Nam như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, cà ri gà, bún bì cuốn, bánh xèo… cũng vừa được chị chủ khai trương.Đây là mong muốn của chị và người thân từ rất lâu, nhưng đến nay mới điều kiện hiện thực hóa nó khi chồng chị tìm được mặt bằng vô cùng ưng ý. "Mặt bằng ở đây thực sự rất đẹp nên khi vừa biết được gia đình mình đã không chần chừ mà quyết định thuê để mở quán luôn. Hành trình mở quán cũng chỉ trong vài tuần, đầy ngẫu hứng", chị kể.Dù là quán ăn mới nhưng vì ở vị trí đắc địa nên có đông khách ghé ăn, đặc biệt là người nước ngoài du lịch TP.HCM tò mò vào ăn thử các món truyền thống Việt Nam. Với giá từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món, hợp lý ở trung tâm TP.HCM, nhiều người làm văn phòng cũng ghé ăn đông vào buổi trưa.Phía quán cho biết mở quán thời điểm này thực sự là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên với tâm huyết dành cho món ăn và cách phục vụ, chủ quán hy vọng sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của khách.Trong tháng 12.2024, quán bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị Diva Cát Thy, một người thuộc cộng đồng LGBT cũng vừa mở trở lại lần thứ 3 sau thời gian dài nghỉ bán.Khai trương trở lại với chị Cát Thy không phải là hành trình dễ dàng, tuy nhiên chị chủ may mắn khi có nhiều khách cũ tới ủng hộ. "Thời điểm này, buôn bán cũng không bằng so với trước kia, nhưng bình bán nhỏ, sống qua ngày. Mong từ đây buôn may bán đắt, được nhiều khách thương mến ủng hộ", chị chủ chia sẻ thêm.